Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Tạo mô hình côn trùng “khổng lồ” phục vụ nghiên cứu khoa học từ máy in 3D

0 nhận xét
Một cơ quan khoa học của Úc là “Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation” (CSIRO) đã quyết định ứng dụng công nghệ in 3D vào nghiên cứu côn trùng. Tận dụng khả năng của loại máy tin tiên tiến, các chuyên gia sẽ tiến hành tái tạo hình dáng của nhiều loại côn trùng với tỷ lệ gấp hàng chục thậm chí hàng trăm lần so với nguyên mẫu ban đầu.

Các nhà khoa học cho biết nhờ vậy, họ sẽ có thêm các mẫu vật để nghiên cứu đặc tính, kết cấu chức năng của từng bộ phận trên cơ thể côn trùng. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ máy in 3D này có kích thước chiều dài từ 10 đến 20 cm sẽ là giáo cụ trực quan hỗ trợ rất tốt cho công việc giảng dạy. Mặt khác, các mô hình do CSIRO tạo ra cũng sẽ được đưa tới một cuộc triển lãm mang tầm quốc gia.


Anh Eleanor Gates-Stuart, một nhà khoa học đang làm việc tại CSIRO cho biết chiếc máy in 3D họ đang sử dụng có thể in cùng lúc 12 mẫu côn trùng khác nhau một lần với thời gian hoàn thiện là 12 tiếng. CSIRO cũng dự kiến sẽ giới thiệu bộ sưu tập rất nhiều mẫu vật sinh động về thế giới côn trùng của mình trong tương lai không xa.
Read more

Quá trình tạo ra sản phẩm từ máy in 3D

0 nhận xét
 Ngày nay, in ấn 3D được gọi là “lớp phụ gia” của quá trình sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho ngành xây dựng, thậm chí chế tạo súng, xương người hay động cơ máy bay. So với những ngành chế tác thủ công trước đây, in 3D mang đến một năng suất lớn và độ chính xác cao hơn hẳn.

Một số loại máy in 3D phổ biến có giá thành hợp lý

Để có thể tạo ra một sản phẩm bằng công nghệ in 3D, trước tiên chúng ta cần có các nguyên vật liệu phù hợp, một máy in 3D, và một thiết kế mô phỏng mô hình kỹ thuật số của vật thể được thực hiện trên máy tính. Hiện nay khoa học đã tìm ra hơn 100 loại vật liệu phù hợp với công nghệ in 3D trong đó phổ biến nhất là sợi nhựa tổng hợp sinh học PLA (Poly Lactic Plastic) và ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene). Trước đây in 3D thường chỉ trên các chất liệu như vải nhưng giờ đây in 3D có thể áp dụng trên nhiều loại vật liệu khác nhau là vải, nhựa, gỗ, sứ, kim loại, thậm chí là cát.

Trong khi đó, cách đây vài năm, chi phí của một chiếc máy in 3D có thể lên tới hàng chục nghìn USD nhưng đã giảm nhiều trong giai đoạn gần đây. Nếu không phục vụ cho mục đích nghiên cứu hay sản xuất dây chuyền lớn thì bạn có thể tìm thấy nhiều loại máy in gia đình có mức giá khá phải chăng. Chẳng hạn có thể kể đến máy in 3D MakerBot Replicator 2 đang cực kỳ phổ biến với giá khoảng 2.200 USD và chi phí cho 1 kg nguyên liệu in là 48 USD. MakerBot Replicator 2 có độ dày mỗi lớp là 0,1 mm và số pixel đạt mức 256 dpi. Ngoài ra, một lựa chọn khác cũng rất tốt có thể kể đến là máy in Up! Plus với giá 1.6650 USD cho độ dày mỗi lớp 0,15 mm cùng 166 dpi.

Nếu chi phí vẫn là một rào cản lớn khi tiếp cận công nghệ in 3D thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các mẫu máy in 3D giá rẻ. Sản phẩm bình dân được ưa chuộng nhất trên thị trường là máy in RepRap có giá 600 USD. Thị trường máy in 3D gần đây xuất hiện dòng máy giá rẻ như uPrint, Printrbot hay MakiBox có giá khoảng 300USD (phí vận chuyển 50USD), tạo cơ hội đưa máy in 3D vào văn phòng và đến với người dùng cá nhân. Máy chỉ lớn hơn khổ giấy A4, chạy phần mềm in 3D mã nguồn mở Replicator G, tương thích với Windows, Mac và Linux.

 Các bước của quá trình in 3D

Các công đoạn in ấn phụ thuộc rất nhiều vào dòng máy in 3D mà bạn đã chọn. Các loại máy như UP! Plus và MakerBot Replicator 2 có thể làm việc hoàn toàn độc lập trong khi một số biến thể giá rẻ RepRap thường dựa trên hệ thống điều khiển Arduino USB, nên cần phải được cấu hình và điều khiển từ máy tính.

Chẳng hạn, để có thể bắt đầu tiến hành in bằng máy RepRap, chúng ta sẽ đòi hỏi một số bước cơ bản nhằm khởi động. Trước hết bạn cần cài đặt trình điều khiển Arduino USB và giao diện USB. Bên cạnh đó, để tạo ra bản in các mô hình 3D phù hợp với RepRap cũng cần một bộ công cụ xây dựng trên ngôn ngữ lập trình Python, vì vậy bạn sẽ phải truy cập vào Python.org, và chọn phiên bản 2.7 đang khá phổ biến. Ngoài ra, RepRap cũng sử dụng firmware riêng, bạn sẽ có 2 lựa chọn tốt nhất hiện nay là Sprinter hoặc Marlin.


Quá trình chuẩn bị đã hoàn tất, tiếp đó bạn phải hiệu chỉnh một chút cho toàn bộ hệ thống, đưa vật liệu nhựa vào máy in và chạy một bản in thử nghiệm. Bạn sẽ sử dụng Skeinforge để tạo ra G-code và gửi đến máy in bằng công cụ Pronterface Printrun. Khi lên đến nhiệt độ thích hợp, máy in 3D sẽ từ từ in vật thể theo mẫu trong bản in đã cung cấp. Vật thể được tạo ra có độ hoàn chỉnh từng milimet, chính xác đền từng chi tiết nhỏ nhất.

 Rất nhiều trang web như thingiverse.com hoặc cncking.com sẵn sàng bán cho bạn các bản in mẫu 3D. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự sáng tạo ra các mô hình của riêng mình nhờ một số công cụ như Blender và SketchUp, sau đó chỉ cần chuyển đổi sang G-code và đưa vào máy in 3D. Một số máy quét 3D cũng giúp cho công việc “tạo hình” trở nên vô cùng dễ dàng và không tốn quá nhiều thời gian.

In 3D trong tương lai

Với việc in ấn 3D tiếp tục phát triển và trở thành một phần của xu hướng về công nghệ, nó sẽ không chỉ đơn thuần được sử dụng để sản xuất các chi tiết nhỏ lẻ nữa. Thay vào đó, trong thập kỷ tới, 50% sản phẩm tạo ra bởi máy in 3D là các thành phẩm cuối cùng.

Đơn cử, in 3D sẽ là chìa khóa mở ra nhiều đột phá trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Điều này đặc biệt đúng trong nha khoa, những kỹ thuật viên nha khoa có thể sử dụng công nghệ này để tạo ra thân răng, cầu răng, và răng giả. Ngoài ra quân đội Mỹ đang thử nghiệm máy in 3D nhằm sản xuất hàng loạt các thành phần phụ tùng của xe tăng, xe bọc thép và xe đặc chủng. NASA vừa đưa một máy in 3D lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) để sản xuất các bộ phận tàu vũ trụ, các công cụ cho các nhà du hành vũ trụ, vệ tinh... Thậm chí người ta còn có thể xây hẳn một ngôi nhà bằng máy in 3D nhưng hiện nay chi phí và thời gian vẫn còn là một rào cản lớn.
Read more

Công nghệ in 3D đang dần định hình

0 nhận xét
1. Những công nghệ in 3d khác nhau:

Máy in 3D đầu tiên, phát minh vào năm 1986 bởi Charles Hull, được chế tạo dựa trên một kỹ thuật gọi là steriolithography (SLA). Ở đây, một bệ đỡ được đặt bên trong một thùng chứa một loại polyme lỏng có thể làm cứng khi chiếu một loại ánh sáng thích hợp (liquid photocurable polymer). Dựa trên hình dạng của đối tượng muốn tạo ra, một chùm tia laser UV được điều khiển bởi một máy vi tính sẽ chiếu lên bề mặt trên cùng của polyme lỏng, làm cho một lớp pholyme cứng lại.  Bệ đỡ lúc này chứa lớp polymer cứng được hạ xuống một chút. Quá trình này được lặp đi lặp lại, hết lớp này đến lớp khác cho đến khi đối tượng đã hoàn toàn được in.



Mặc dù quá trình khá đơn giản nhưng rất chính xác. Trong thực tế, cho đến ngày nay, in SLA vẫn còn là một trong các phương pháp in 3D chính xác nhất, với độ dày mỗi lớp nhỏ nhất có thể thực hiện lên đến 0.06mm.

Quy trình in 3D đã mở rộng rất nhiều kể từ khi nguyên mẫu của Hull, đặc biệt là trong 10 năm qua. Một ví dụ là nung kết sử dụng laser (selective laser sintering-SLS). Nguyên lý tương tự như SLA: xây dựng đối tượng từ các lớp. Nó tạo nên các đối tượng bằng cách sử dụng một lớp vật liệu ở dạng bột và sau đó dùng tia laser để hợp các hạt với nhau. Đây là sự khác nhau chính giữa SLA và SLS. Vật liệu dạng bột bao gồm polyxetyren, nylon, thủy tinh, gốm sứ, thép, titan, nhôm, và bạc nguyên chất.

Sau khi hoàn thành, bột dư thừa có thể được tái chế (làm cho nó trở thành một phương pháp sản xuất rất hiệu quả).

Phương pháp khác là nung chảy sử dụng laser (selective laser melting-SLM) với quy trình tương tự, điểm khác biệt là quá trình sử dụng tia laser để làm tan chảy các hạt bột với nhau và định hình các đối tượng cuối cùng.

Một hình thức khác của in 3D là mô hình sử dụng nhiều vòi phun (multi-jet modeling-MJM). Nó cũng xây dựng các đối tượng từ các lớp bột, nhưng sử dụng một đầu in phun để phun thay vì một giải pháp kết dính các hạt với nhau như các phương pháp trên. Một số máy in có thể phun lên đến bốn màu sắc khác nhau, cho phép chúng tạo ra các đối tượng 3D có đủ màu sắc.

Ngoài ra còn có phương pháp FDM (fused deposition modeling). Quá trình này tạo hình đối tượng bằng cách sử dụng một  loại nhựa dẻo nóng (cùng loại được sử dụng trong ép nhựa) được đùn ra từ một đầu in có thể kiểm soát nhiệt độ. Nó có khả năng sản xuất các vật có khả năng chống chịu với độ chính xác cao.

 Những ứng dụng hiện nay

Với sự cần thiết phải nhanh chóng tạo mẫu sản phẩm (như sản xuất khuôn mẫu), phần lớn các máy in 3D được sử dụng để sản xuất thương mại. Đây là một thay thế tuyệt vời cho các phương pháp truyền thống, đặc biệt là khi sản xuất các mô hình có hình dạng phức tạp (đòi hỏi quá nhiều thời gian và có thể khá đắt tiền).

Máy in 3D cho phép các kỹ sư  kiểm tra sự phù hợp của các bộ phận khác nhau trước khi đưa vào sản xuất. Nó cũng cho phép các kiến trúc sư tạo ra các mô hình quy mô nhỏ có chi tiết cao, nhưng chi phí thấp, và các nhà khảo cổ học tạo ra các bản sao của các xương hóa thạch với tỉ lệ nguyên gốc.

Một lĩnh vực thực sự quan tâm đến in 3D là chăm sóc sức khỏe. Điều này đặc biệt đúng trong nha khoa, những kỹ thuật viên nha khoa am hiểu công nghệ đã sử dụng công nghệ này để tạo ra thân răng, cầu răng, và răng giả.

Các lĩnh vực khác của sản xuất có sử dụng in ấn 3D bao gồm ô tô, đồ trang sức, ánh sáng, đồ gỗ, đồ chơi, và đóng gói.



Các công ty cung cấp dịch vụ công nghệ in 3d

Đã có một loạt các công ty cung cấp in 3D. Sự khác biệt giữa các công ty là công nghệ họ sử dụng. Như đã thảo luận trước đó, có một số phương pháp để lựa chọn, và mỗi phương pháp trong số đó có lợi thế và nhược điểm của nó khi nói đến những yêu cầu về tốc độ, chi phí, nguyên vật liệu, và màu sắc. Tùy thuộc vào những gì bạn cần để sản xuất, một loại máy in cụ thể có thể tốt hơn so với các máy in khác.

Kích thước của các máy in cũng hết sức đa dạng, từ loại rất nhỏ đến các bộ máy  thương mại quy mô lớn có khả năng sản xuất phần thân của một chiếc xe ô tô nhỏ. Các nhà sản xuất máy in 3D có tên tuổi hiện nay bao gồm 3D Systems, Stratasys, Fortus 3D Manufacturing Systems, Solidscape, ZCorp, envisionTEC…

Sử dụng cho cá nhân

Vì quy trình in 3D đang trở nên hoàn thiện hơn, chi phí của công nghệ này tiếp tục giảm. Điều này đã làm nó thu hút được sự quan tâm để sử dụng cho mục đích cá nhân.

Một số cộng đồng trực tuyến đã được thiết lập dành cho công nghệ này. Hai trang web phổ biến là RepRap.org và FabatHome.org. Các thành viên của những cộng đồng chia sẻ thủ thuật, thiết kế, và các thông tin về việc làm thế nào để xây dựng một máy in 3D cá nhân.

Bạn cũng có thể mua một bộ dụng cụ để tạo ra máy in 3D của riêng bạn. Số tiền bạn phải bỏ ra là từ vài trăm USD đến vài nghìn USD phụ thuộc vào những gì bạn đang muốn để tạo ra.

Triển vọng

Máy in 3D cho thấy triển vọng to lớn trên khía cạnh thương mại, nhưng  để đến được từng ngôi nhà thì còn phụ thuộc vào mức độ phổ biến của chúng với mỗi khách hàng.

Tuy nhiên các chuyên gia dự báo một ngày nào đó máy in 3D sẽ được sử dụng để sản xuất phần lớn các phụ tùng chúng ta sử dụng hàng ngày. Ví dụ: Giả sử bạn làm nứt kính trong gương chiếu hậu của chiếc xe của bạn và cửa hàng địa phương không có kính với kích thước mà bạn cần. Thay vì phải lái xe đi xung quanh mà không biết cửa hàng nào có loại kính thích hợp, bạn chỉ cần đi đến cơ sở in 3D tại địa phương  với các thông số kỹ thuật cần thiết và có gương mới in ra cho bạn ngay tại chỗ.

Một số ví dụ nơi mà điều này đã diễn ra: Quân đội Mỹ thử nghiệm với một chiếc xe gắn máy in 3D có thể sản xuất các thành phần phụ tùng xe tăng và xe đặc chủng. NASA, cũng đã thử với một máy in 3D và do thành công của chương trình này, họ vừa công bố một sáng kiến để mang một máy in 3-D lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISSS) để sản xuất các bộ phận tàu vũ trụ, các công cụ cho các nhà du hành vũ trụ, vệ tinh, và nhiều hơn  nữa.

Các khu vực khác mà in 3D đang được thử nghiệm: Một máy bay từ in 3D có thể bay đã được tạo ra bởi các kỹ sư tại đại học Southampton. Các kỹ thuật viên tại Rolls Royce đang thử nghiệm công nghệ này để sản xuất động cơ máy bay dân sự. Ngoài ra, một chiếc xe đã được sản xuất bằng cách sử dụng in ấn 3D. Có tên mã là "Urbee", nỗ lực đã được thực hiện bởi hai nhóm: Kor Ecologic và Stratasys. Kết quả là chiếc xe đầu tiên có toàn bộ phần thân của nó, bao gồm cả những tấm kính được sản xuất bằng cách sử dụng in 3D.

Ngoài ra còn có lĩnh vực phát triển của in sinh học (bioprinting).Ý tưởng chung ở đây là một ngày  nào đó các bệnh viện có thể sử dụng in 3D để sản xuất các bộ phận thay thế cho cơ thể con người. Cho đến nay, dự án đã nhận được một lượng kinh phí rất lớn và có những bước phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.
Read more

Windows 8.1 sẽ hỗ trợ tốt cho nhiều loại máy in 3D thông dụng

0 nhận xét
 Mới đây, tại Hội nghị Build, Microsoft đã chính thức công bố về việc phiên bản hệ điều hành Windows 8.1 sẽ hỗ trợ tận gốc đối với máy in 3D. Người dùng sẽ không cần phải cài thêm các chương trình hay driver từ bên thứ 3, đơn giản chỉ cần kết nối máy in 3D và máy tính chạy Windows 8.1 để thực hiện công việc in ấn.

Trước đây đã xuất hiện một số lời đồn đoán cho rằng Microsoft sẽ sản xuất máy in 3D giá rẻ. Tuy nhiên đó sẽ là chuyện của tương lai, còn hiện nay gã phần mềm khổng lồ đang tích cực hợp tác với các công ty sản xuất máy in 3D như Makerbot, 3D Systems, Form Labs, Autodesk và một số hãng phần mềm khác. Khởi đầu, Windows 8.1 có thể làm việc trực tiếp với nhiều loại máy in 3D phổ biến như Replicator 2, Cubify, Pesonal 3D Printer hay UP! 3D.



Thời gian qua, máy in 3D đang có xu hướng giảm giá thành để tiếp cận cả những người dùng cá nhân. Vì vậy, định hướng cho phép Windows 8.1 hỗ trợ tận gốc các loại máy in 3D thực sự là một bước tính toán khôn ngoan của Microsoft.
Read more

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Trở thành triệu phú nhờ máy in 3D

0 nhận xét
 Một nhóm sinh viên tự phát triển máy in 3D giá thành rẻ đã thu hút được gần 3 triệu USD tiền ủng hộ để thực hiện dự án cũng như rất nhiều đơn đặt hàng thiết bị công nghệ tiên tiến này.

Công nghệ ngày một phát triển hơn bao giờ hết. Mới đây nhất, thiết bị cho phép “in” ra vật thể dưới dạng 3D đã được ra đời tuy nhiên giá thành rất cao của những chiếc máy làm cho người dùng khó lòng có thể tiếp cận được chúng. Nhóm khởi nghiệp Formlabs mới đây đã rất thành công do sáng tạo nên chiếc máy in 3D với giá thành rẻ.

Nhóm sản xuất ra sản phẩm này bao gồm 3 thành viên và họ đều là những sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học công nghệ Massachusetts. Họ là Maxim Lobovsky, David Cranor và Nate Linder. Formlabs được thành lập vào tháng 9 năm 2011 khi họ đều còn rất trẻ.

Với chiếc máy in 3D giá rẻ này, sản phẩm của Formlabs ban đầu có ý định huy động 100.000 USD (khoảng 2,1 tỷ đồng) để có kinh phí phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và đặt hàng lâu dài. Tuy nhiên họ đã thu được tới 2.945.885 USD (khoảng 61,7 tỷ đồng) cho dự án nhỏ này. Hiện tại chiếc máy in 3D mang tên Form 1 có giá thành chỉ 3.299 USD (khoảng 69,2 triệu đồng), rẻ hơn rất nhiều so với các máy in 3D trên thị trường nhưng hiệu quả đạt được lại khá tương đương.

Điểm hạn chế duy nhất là kích thước của chiếc máy, do được thiết kế nhỏ nên những sản phẩm in ra cũng không quá lớn như những máy in 3D chuyên dụng khác. Còn lại đây là một sản phẩm tuyệt vời và sẽ rất phù hợp với những nhà quy hoạch, kiến trúc sư hoặc những nhà thiết kế để thử nghiệm sản phẩm của mình.

Dưới đây là đoạn video giới thiệu quá trình in 3D cũng như chiếc máy in 3D mang tên Form 1, hãy xem và trải nghiệm công nghệ đỉnh cao này. Bạn có thể mua sản phẩm tại đây và nếu sở hữu một chiếc máy in 3D, bạn sẽ in gì từ chiếc máy này?
Read more
 

Copyright © may in 3d vietnam